Thích Học Toán

Posts Tagged ‘Hoàng Hồng Minh

Tây ta với nhau

with 14 comments

Bài của Hoàng Hồng Minh, đăng trên Văn Hoá Nghệ An với nhan đề Chuyện Tết Tây Tết Ta, lịch Tây lịch Ta.

*****

Mấy người bạn Việt ở Nhật bữa trước gọi điện thoại chuyện trò. Khi chia tay họ nhắn « có gì đợt nghỉ Tết này sẽ về chơi đấy nhé ». Đúng ngày Noel lại được điện nhắn SMS « tối mai bọn tớ xuống sân bay». Chợt nhớ ra, Tết người Nhật ngày nay là Tết Tây, hoàn toàn, mặc dù trong đời sống thì họ vẫn còn loay hoay vẩn vương chán với món « nam nữ thụ thụ bất thân » ! « Trao nhau, không được gần nhau » ở họ hôm nay dĩ nhiên cũng đã có phần đỡ khe khắt hơn ngày xưa nhiều. « Trao nhau, không được gần nhau » ngày xưa có nghĩa là nếu chàng muốn đưa cho nàng một con châu chấu, thì chàng phải đặt nó lên bàn, rồi lùi lại ra xa, nín thở… để rồi nàng mới tiến lại gần cái bàn đó, rồi bàn tay thon mịn của nàng mới yêu kiều vươn ra phía con châu chấu… khéo đã nhảy tách đi đằng nào.

Nếu câu chuyện đánh đố « trao nhau, không được gần nhau » đã được người Việt giải gần sạch sành sanh, làm hoa mắt người Nhật, thì câu chuyện « ngày Tết chính là Tết Tây » của người Nhật lại làm hoa mắt người Việt xứ ta. Đọc tiếp »

Advertisement

Written by Ngo Bao Chau

13/02/2013 at 22:23

Posted in Bạn bè viết

Tagged with

Tâm-tài trong nền suy tư cổ truyền

with 30 comments

Bài của anh HOÀNG Hồng-Minh đã đăng trên Tia sáng

*****

Nền suy tư cổ truyền có đặc điểm cố hữu là tật cô lập « chăn trâu thổi sáo », cái được đặt lên trên, và lên trước năng lực hợp tác kiến tạo xã hội. Đời sống cổ truyền thực chất quá giản đơn, sự “hợp tác” về căn bản chỉ được hiểu là sự « góp sức », “tụ bầy”, “kết đoàn”, tỉ như cùng xúm nhau lại để bê được hòn đá nặng lên, chứ chưa phải là năng lực suy tính, thiết kế, tạo dựng những mô hình hoạt động xã hội tổng thể với các chức năng phối hợp, trong không gian và thời gian, có hiệu năng dài lâu. Ngay cả khi « toàn dân ra đồng bắt sâu diệt cỏ cho lúa » thì dù qui mô kết đoàn này thật là vĩ đại, điều đó vẫn hoàn toàn khác xa về bản chất với những loại công việc như tổ chức công cuộc hợp tác để thiết kế, xây dựng và vận hành Trung tâm sản xuất siêu máy bay Airbus A380, hay Trạm vũ trụ quốc tế trên không gian.

Trong một đời sống giản đơn, nói chuyện tâm-tài, thì cơ bản chỉ cần « tâm » là đủ, gần như không cần « tài ». Trong cái công việc cùng bê hòn đá nặng, ai cũng có vai trò giống như ai, hơn kém nhau chỉ là bê thật lòng hay bê vờ vĩnh. Cái xã hội cổ truyền giản đơn ấy cho phép và xui khiến người ta suy tư về tâm-tài theo một cái thể thức thường cô độc hóa được hai cái đó. Đọc tiếp »

Written by Ngo Bao Chau

25/02/2012 at 01:27

Posted in Bạn bè viết

Tagged with

Thầy Tôn Thân

with 8 comments

Anh Hoàng Hồng Minh viết về thầy Thân. Bài đăng trên bee.net.vn.

*****

Điều vinh quang như hòn đảo nổi lên giữa đại dương cuộc đời. Và đôi khi chính hòn đảo đó làm người ta quên luôn đi cả cái hòn núi nền tảng đội hòn đảo này tít từ tận dưới đáy đại dương.
Có rất nhiều góc độ để chiêm ngưỡng hòn núi nền tảng này. Ở đây là sự chiêm ngưỡng của một người học trò cũ, người không liên quan gì đến… toán học !

Đẹp trai là lượt

Mấy chục năm trước đây nếu đã có các cuộc thi sắc đẹp “Mister ngành giáo dục”, rất nhiều khả năng thày phải đoạt giải này.

Có người sẽ bảo “đẹp trai, thì là chuyện trời cho, có gì phải biểu dương?”.

Thế này.

Có những người “ăn ảnh”, nhưng không “ăn phim”.

Bởi vì “ăn phim” đòi hỏi vẻ đẹp sống động, trong hành động, hiển lộ tinh thần, chứ không chỉ “đẹp khoảnh khắc” như “ăn ảnh”.

Thày đẹp “ăn phim”, đó là một nhẽ.

Thày lại ăn mặc bao giờ cũng chỉn chu, cao ráo, nhã nhặn, kể cả vào những thời đói kém nhất. Nên tôi phải dùng đến khái niệm “đẹp trai là lượt” là thế. Sau này càng quan sát các nhà toán học, tôi càng thất vọng tràn trề về khả năng ăn mặc của họ nhá. Ngay cả nhà học trò vĩ đại nhất của thày, nhà toán học Ngô Bảo Châu, xem ra cũng vẫn chưa khéo ăn mặc chỉn chu bằng thày. May quá, tôi không phải là nhà toán học! Đọc tiếp »

Written by Ngo Bao Chau

20/11/2011 at 00:12

Tâm hồn trẻ thơ

with 11 comments

Truyện của anh Hoàng Hồng Minh, đã đăng trên bee.net.vn. Ảnh Cụ Hinh lúc còn bé.

Cụ Hinh ngày nào

Cụ Hinh(*) nghĩ, nếu muốn đời sống ngày mai khấm khá, nền nếp, phải cậy đến thế hệ trẻ thôi. Và mỗi người lớn cố tìm cách vun một chút vào cho bọn chúng.

Nên mới hay hỏi chuyện cậu bé nhà anh bạn dạo này ra sao.

Anh bạn này của Cụ Hinh từng đi tu nghiệp ở tận bên nước Mỹ, thế là giỏi, lại đẻ được cả con ở xứ đó, thế mới tài. Được ít lâu sau mấy bố mẹ con lục tục về quê lập nghiệp.

Cậu bé thật lạ nước lạ cái khi ra đường… Và nhất là khi đến trường ở quê nhà.

Nhiều lần ở trường về cậu nước mắt ngắn nước mắt dài, sà vào lòng mẹ thậm thụt “mẹ ơi, con không thích làm người Việt”. Bố mẹ sợ quá, đóng kín hết các cửa lại, gắng khuyên cố nhủ “ấy chết, con phải cố gắng chứ, rồi thì sẽ quen hết”.

Ngày tháng thoi đưa, mọi chuyện cũng ổn dần.

Năm nọ, bố mẹ chiêu đãi cậu đi một chuyến chơi Dysney Land ở xứ ngoài.

Nay thì cậu bé đã là học sinh giỏi văn trong lớp.

—-

Hôm trước cậu chạy về nhà khoe bố mẹ bài văn của mình mới được trả, được điểm rất cao. Đọc tiếp »

Written by Ngo Bao Chau

10/11/2011 at 14:20

Posted in Bạn bè viết

Tagged with

Tư duy mở

with 12 comments

Bài của anh Hoàng Hồng Minh, đã đăng trên Tia Sáng với nhan đề dài hơn Phương cách tư duy: Hệ thống tri thức mở .

******

Xã hội Việtnam đã đi được một bước khổng lồ đầu tiên trên thực tiễn: từ phương cách tư duy ý thức hệ chuyển sang các hệ thống tri thức mở. Con đường đã mở ra đó mời gọi xã hội tiếp bước, một cách bình thản, sáng tạo, từ tốn, bao dung, nhưng dứt khoát.

Kể từ khi bước vào quá trình Đổi mới, rồi hội nhập toàn cầu hóa, xã hội Việtnam đã đi được một chặng đường rất quan trọng, dẫu còn bao nhiêu việc phải làm trước mặt. Huấn luyện viên trưởng của đội tuyển bóng đá Việt nam không phải là đảng viên, không có quốc tịch Việtnam, không phải người thuộc một “đất nước anh em” truyền thống, không phải là một nhà huấn luyện phong trào: ông ta là một huấn luyện viên Tây Âu nhà nghề. Cái gì đã xảy ra vậy?

Có quan trọng không?

Cực kì quan trọng!

Xã hội Việtnam đã đi được một bước khổng lồ đầu tiên trên thực tiễn: từ phương cách tư duy ý thức hệ chuyển sang các hệ thống tri thức mở. Con đường đã mở ra đó mời gọi xã hội tiếp bước, một cách bình thản, sáng tạo, từ tốn, bao dung, nhưng dứt khoát. Đọc tiếp »

Written by Ngo Bao Chau

12/10/2011 at 13:39

Posted in Bạn bè viết

Tagged with

Sự thật toán học

with 9 comments

Giáp Văn Dương, Hoàng Hồng Minh và Ngô Bảo Châu trò chuyện qua mạngGiáp Văn Dương dẫn chuyện và biên tập.

Từ một cuộc gặp

Câu chuyện này bắt đầu từ một buổi gặp mặt và tán gẫu giữa hai người bạn, tuy ở xa nhưng lại gặp nhau trong một quán café ở Hà Nội, về một trong những chủ đề muôn thuở của con người : Triết học. Đó là Hoàng Hồng Minh (Minh) – ở Paris, Pháp và Giáp Văn Dương (Dương)– khi đó mới ở Liverpool, Anh – về chơi. Đến giờ, không ai nhớ được chi tiết cả hai đã nói những gì trong buổi gặp đó. Nhưng có một thứ chắc chắn là anh Minh nói về khái niệm “tha hóa” và cho rằng, việc hiểu “tha hóa” như cách hiểu hiện giờ là không chính xác, còn Dương thì nói về các “dạng thức ” (forms) của Plato trong liên hệ với khái niệm tha hóa mà anh Minh đề cập. Kết thúc buổi trò chuyện, Dương cho rằng, nếu có một nhà toán học nữa tham gia thảo luận thì thật thú vị, vì các hệ thức toán học, có thể coi như một “dạng thức” của Plato.

Năm tháng sau, câu chuyện trở lại, với sự tham gia của một nhà toán học, đó là Ngô Bảo Châu (Châu), lúc này đang ở Chicago, Mỹ . Tuy là tán gẫu qua mạng, lại từ ba nước khác nhau và lệch múi giờ nhau hoàn toàn, nhưng vẫn không kém phần thú vị so với những cuộc tán gẫu thực ở ngoài đời, bên ấm trà hay tách café nóng.

Chủ đề của cuộc tán gẫu là Sự thật toán học. Cách xưng hô được giữ nguyên như  nó vốn có trong giao tiếp hằng ngày, lấy sự thân quen và tuổi tác  làm cơ sở.

Dẫn chuyện

Galileo – cha đẻ của khoa học hiện đại – cho rằng “Tự nhiên là cuốn sách được viết bởi ngôn ngữ Toán học”. Tất cả những định luật của khoa học tư nhiên đều được phát biểu dưới dạng những biểu diễn toán học như các phương trình, các bất đẳng thức.

Tính đúng đắn của các phương trình, rộng hơn là các quan hệ toán học, trong điều kiện biên xác định, được thừa nhận là bất biến. Vì thế, chúng được gọi là những sự thật toán học. Điều này đôi khi dẫn đến ngộ nhận: chân lý khoa học là bất biến vì các sự thật toán học là bất biến. Đọc tiếp »

Written by Ngo Bao Chau

01/10/2011 at 21:59