Thích Học Toán

Nói những gì mình nghĩ

with 46 comments

Đăng trên báo Sinh viên Việt Nam số Tết
Người hỏi: Lê Ngọc Sơn

Phần 1: ĐAM MÊ TOÁN & TRIẾT LÝ NHÂN SINH

1. GS đến với Toán học như thế nào? Ai là người giúp GS đam mê với Toán? Và vì sao GS chọn “nghiệp toán” cho mình?

Có nhiều người đã nắm tay dắt tôi đi qua những chặng đường khác nhau. Nếu chỉ được chọn một người thì đó là ông Laumon, người hướng đã tôi làm dẫn luận văn tiến sĩ.

2. Với những thành tích của GS, nếu có ai đó nói GS là “thần đồng toán học”, GS sẽ nói gì…?

Tôi sẽ nói là không đúng đâu.

3. Ước mơ lớn nhất của GS thời sinh viên là gì? Và bây giờ, khi nghĩ về nó, GS thấy nó thế nào?

Đó là hiểu toàn bộ toán học và có một đóng góp vào đó. Ước mơ thứ nhất vẫn chưa thực hiện được.
4. Cho đến giờ, thử thách lớn nhất cuộc đời GS là gì?

Hoàn thành chứng minh Bổ đề cơ bản là thử thách lớn nhất.

5. Với không ít người toán học thật khô khan, nhưng với GS, GS tìm thấy triết lý gì từ toán học?

Với các nhà toán học thì toán học không khô khan.

6. Nếu kể một kỉ niệm sâu đậm nhất giữa “mối tình” của GS với Toán học, thì đó là…?

Tôi thực sự cảm nhận được vẻ đẹp của toán học hiện đại trong thời gian chuẩn bị luận văn thạc sĩ. Nói văn hoa như bạn thì đó là ánh chớp tình yêu đầu tiên.

7. Thời học sinh, rồi trở thành SV… đã có lúc nào đó (dù chỉ là thoáng qua) GS nghĩ đến việc sẽ từ bỏ toán chưa, và đó là lúc nào?

Trước khi đi học thạc sĩ, tôi có đi thực tập ở một viện nghiên cứu tin học và tự động hóa. Sau khi thực tập thì tôi hiểu rằng cái mà tôi thực sự thích là toán học.

8. Người ta nghe đến một GS Ngô Bảo Châu thành công rực rỡ. Nhưng chưa ai nghe đến chuyện thất bại của GS. Vậy GS đã từng thất bại chưa, và thất bại lớn nhất của GS là gì? Và làm thế nào GS có thể bước tiếp…?

Ai cũng có nhiều thất bại, nhưng ít kể về thất bại của mình vì thực ra cũng không có gì hay để kể. Qui luật tự nhiên là không dừng lại để gặm nhấm thất bại của mình dù cho thất bại bao giờ cũng để lại một vết thương trong lòng. Tốt nhất là tự nhủ mình rằng mình có một giá trị mà cái thất bại kia không phủ nhận được, hai là mình còn đủ can đảm để nhận thêm vài vết thương nữa.

9. Ai là thần tượng của GS?

Có rất nhiều người đáng kính trọng, nhưng việc thần tượng ai đó có lẽ là không cần thiết.

10. GS thường ứng xử thế nào trước mỗi lời khen?

Những lời khen thật lòng luôn đáng được trân trọng.

11. GS ghét nhất điều gì?

Sự hèn nhát.

12. Theo GS, cám dỗ nhất trong đời người là cái gì?

Cái này còn tùy vào đối tượng.

13. Điều mà GS học hỏi được nhiều nhất sau những năm sống và làm việc ở nước ngoài?

Một tấm lòng rộng mở.

14. Ngoài toán học và tổ ấm của mình, điều gì làm GS quan tâm nhất?

Nhiều không kể hết.

15. Thử tưởng tượng, một ngày nọ, ngủ dậy, GS thấy mình ở một vùng đất lạ. Việc đầu tiên mà GS sẽ làm, là gì?

Tìm hiểu xem mình đang ở đâu.

16. Nếu đang ở trong một ngôi nhà bị hỏa hoạn, đứng trước một lựa chọn là chỉ lấy được 1 trong 3 thứ sau:
A) Một kệ sách tâm đắc nhất
B) Một (độc bản) công trình toán học đang hoàn thành dở dang (tầm cỡ như công trình chứng minh Langlands).
C) Tất cả số tiền mà gia đình có.
GS sẽ chọn gì? Vì sao?

Chắc là cứu tiền. Cứu tiền mới cứu được người. Mà người thì quan trọng hơn sách vở.

16. Cuốn sách mà GS đang đọc là…?

Sauf-conduit của Pasternak.

Phần 2: ĐAM MÊ & THẾ CUỘC

17. Cho đến bây giờ, một triết lý sống mà GS luôn theo đuổi là?

Sống cho đẹp.

18. Để theo đuổi tận cùng niềm đam mê, GS đã phải vượt qua những thử thách nào?

Thử thách lớn nhất là đối mặt với sự kém cỏi của chính mình.

19. Theo GS, tố chất nào cần có ở một người trẻ?

Sự can đảm và một tấm lòng rộng mở.

20. Theo riêng GS, khát vọng lớn nhất của người trẻ Việt Nam là gì?

Khát vọng lớn nhất của người trẻ luôn là làm nảy nở những chồi tài năng mà có trong mình.

21. Nếu được nói 03 điều về giới trẻ Việt Nam hiện nay, GS sẽ nói điều gì?

Hãy can đảm, biết tin vào mình và có một tấm lòng nhân hậu, rộng rãi.

22. Tố chất nào ở một người trẻ/sinh viên sẽ được GS đánh giá cao nhất?

Cam đảm, tự tin và có một tấm lòng nhân hậu, rộng rãi.

23. Theo GS, làm thế nào để người trẻ không thờ ơ với thế cuộc, biết lo cho nỗi lo của dân tộc?

Hãy nói với họ rằng tương lai của họ, của con cái họ sau này là một phần của tương lai dân tộc.

24. Có người nói một dân tộc có những người trẻ đầy khát vọng và đam mê là một dân tộc có sức sống mãnh liệt. Quan điểm của GS thế nào?

Tôi suy nghĩ nhiều đến con người và đất nước Việt Nam nhưng tôi ít quan tâm đến khái niệm dân tộc theo nghĩa nòi giống.

25. Theo GS, làm sao để người trẻ được lắng nghe?

Hãy nói những gì mình nghĩ chứ đừng nhắc lại những gì người khác nói.

Phần 3: PHẨM CÁCH CỦA TRÍ THỨC & KHÔNG GIAN HỌC THUẬT

26. GS nghĩ gì khi một bộ phận xã hội (trong đó có trí thức) đang vô cảm với những nỗi đau khổ của người khác (tình trạng vô cảm)?

Tôi nghĩ rằng cái còn nguy hiểm hơn sự vô cảm và cũng có thể là một nguyên nhân của sự vô cảm đó là việc sức mạnh, thường là đồng tiền, được coi là thước đo duy nhất cho mọi hoạt động và từng cá nhân trong xã hội.

27. GS có đồng ý định nghĩa, trí thức trong việc không để xã hội “ngủ”?

Người trí thức có nhiệm vụ quấy rầy khi những người khác ngủ trong những định kiến của mình.

28. Theo GS, đâu là phẩm cách quan trọng của một trí thức?

Trí thức cần tinh thần cầu thị, ham học, đầu óc phân tích, lập luận sắc bén. Người trí thức cần thêm sự can đảm và một tấm lòng rộng rãi, nhân hậu.

29. Trí thức cần gì nhất, theo GS?

Tự do.

30. GS nhận xét gì về đời sống học thuật trong nước? Làm thế nào để xây dựng một không gian học thuật đúng nghĩa?

Có một khoảng cách quá lớn giữa khả năng của từng con người và chất lượng của kết quả lao động. Để xây dựng một không gian học thuật đúng nghĩa, cần đặt chất lượng của lao động khoa học lên vị trí ưu tiên nhất.

31. Ở VN, hầu như ai cũng ca thán về chất lượng đào tạo đại học. Dưới góc nhìn của GS, vì sao câu chuyện này được xới lên mãi nhưng vẫn chưa có một giải pháp khả thi?

Tôi nghĩ rằng các trường đại học ở VN vẫn chưa thực lòng đặt chất lượng nghiên cứu khoa học và chất lượng giảng dạy lên như ưu tiên hàng đầu.

32. Báo cáo mới nhất của UNDP cho biết: người dân VN phải dành 50% số tiền tiết kiệm được cho con cái đi học ĐH, Nhà nước dành 20% GDP cho giáo dục… Nhưng với chất lượng như hiện nay, GS có thấy có đắt đỏ quá không?

Có lẽ nói 20% của ngân sách nhà nước thì chính xác hơn. Dù sao đây cũng là con số lớn. Chúng ta có thể đặt câu hỏi tại sao đời sống của giáo viên, đặc biệt ở các vùng xa, lại vẫn cùng cực đến như thế.

Written by Ngo Bao Chau

24/01/2012 lúc 05:14

Posted in Đối thoại

46 bình luận

Subscribe to comments with RSS.

  1. Xin phép GS cho Diễn đàn toán học http://diendantoanhoc.net đăng lại bài này ạ. Cảm ơn GS

    VMF

    24/01/2012 at 06:11

  2. Chúc giáo sư năm mới hạnh phúc!

    Mai

    24/01/2012 at 08:05

  3. Anh Châu thân mến, anh mở lại blog về địa chỉ này từ hồi nào mà giờ em mới biết.
    Chúc anh và gia đình Xuân mới hạnh phúc! Chúc cho những dự án của anh tại Việt Nam được thành công và có sức lan tỏa lớn, đặc biệt là với các bạn trẻ.

    marcus

    24/01/2012 at 11:32

  4. Chúc GS luôn giữ được cho mình đôi mắt của trẻ thơ!

    Invisible

    24/01/2012 at 11:35

  5. Thưa giáo sư!
    Giáo sư có thể cho em đi lạc đề chút không ạ?
    Em là 1 sinh viên năm 2 Đại học xây dựng Hà Nội nhưng mà em không thể hứng học những môn toán,cơ,lý.sức bền ( tóm lại là môn có liên quan đến toán ạ) nên điểm thi những môn đó không cao.Thứ 2 là em rất tự ti vào khả năng của mình giáo sư ạ.Thực chất em hơi lười học nhưng không có ham mê chơi game hay chơi bời gì ạ
    Vậy giáo sư có thể cho em lời khuyên hay bí quyết gì để em thực sự chú tâm và học tốt hơn không ạ?
    Em xin cảm ơn giáo sư và chúc giáo sư năm mới mạnh khỏe và đạt được nhiều thành công mới!

    Đỗ Quang Hưng

    24/01/2012 at 14:33

    • Mình lanh chanh chút nha, Giáo sư đã trả lởi câu hỏi của bạn ở “Phần 2” rồi đó, hì …
      Vui vẻ 😀

      Nụ Cười

      26/01/2012 at 07:59

    • Xin phép GS.
      Chào bạn mình cũng học năm 2 khoa xây dựng trường Kiến Trúc HN. Bạn thử chú ý nghe giảng thêm nhé, từ bài giảng làm bài tập vừa sức, sau đó sẽ có tự tin và cảm hứng với những bài kia. Đây là kinh nghiệm qua năm nhất của mình. Chúc bạn thành công.

      Còm Nhom

      27/01/2012 at 14:37

  6. Nói chung tôi ủng hộ sự tự do của tất cả mọi người. Tự do tư duy, tự do hành động, tự do sống theo lương tâm mình. Nhưng cũng chính vì vậy chúng ta đừng nên áp đặt tư duy của mình lên người khác, đặc biệt là khi hoàn cảnh có rất nhiều biến số tác động mà mình không biết hết.

    maxim

    24/01/2012 at 15:13

  7. Cảm ơn tấm lòng bền bỉ của bạn Thichhoctoan với con người, và đất nước.

    Xin chúc ngày Tết tới bạn bè :

    Không cần phải uốn lưỡi bảy lần trước khi nói, như ngạn ngữ nào đó từng răn, tuy rằng nhỡ trót nghĩ bảy lần trước khi nói thì càng tốt hơn thôi.

    Nhưng phải tôn trọng mỗi cá nhân.

    Trò chơi đề cao tập thể, đề cao cộng đồng phi cá nhân, đó chỉ là một sự dối trá, và tự dối trá.

    HHM

    hmhoang

    24/01/2012 at 16:18

  8. “Nói những gì mình nghĩ.”!E rằng không dễ với hơn 80 triệu người sống ở quê hương của GS!

    buncuoiwa

    25/01/2012 at 01:02

  9. Khi tôi thấy các vị trí thức hô hào phản biện mà lại cứ đặt chế độ kiểm duyệt comment, lựa những còm có lợi cho mình mà đăng, thì tôi thấy việc “nói điều mình nghĩ” ngay thẳng và hợp lý hơn.

    lanhuong

    25/01/2012 at 12:23

  10. Đầu xuân, chúc gia chủ: Tâm tư thanh thản, trí tuệ sáng suốt, sức khỏe dồi dào, gia đình hạnh phúc!

    Khách

    25/01/2012 at 14:23

  11. Xin Anh cho phép em đưa bài này về website và facebook của gia đình ạ. Cảm ơn Anh và kính chúc Anh cùng Gia Đình nhiều sức khỏe và bình an.

    Linhvien

    Linhvien

    25/01/2012 at 17:41

  12. Em muon doc cuon “tieu thuyet toan hiep” qua anh oi 😀

    Titi

    26/01/2012 at 01:04

  13. […] “bí mật” của Viện Toán cao cấp (GDVN). – Bài phỏng vấn GS Ngô Bảo Châu: Nói những gì mình nghĩ (Thích học […]

  14. Chúc giáo sư và gia đình một năm mới hạnh phúc, vạn sự như ý. Giáo sư là tấm gương để em noi theo và học tập

    keepwilling

    26/01/2012 at 17:58

  15. “Nói những gì mình nghĩ”? It’s fine, and you should have strength to hear all the feedbacks, to fight back all the labels that box you in and to keep yourself balanced.

    This is the first time in Vietnamese Communism History, a huge budget was assigned to an individual. I am writing to you these words today with support, not mockery or flowery flattering.

    1. It’s really a trial and a political assignment. Why? If you are successful beyond what Vietnamese Gov. expect, you may become the next Minister of Education. The transition or the transfer of power to the young generation [and intelligentsia if you want to think so] was planned and now is the test.

    2. What is the true goal behind (of the assignment)? Beside seeking a Minister for Edu Ministry, it is gathering Vietnamese talents in the world back home to help him. He should be with open mind, good communication, and great leadership. Yet, a red seed.

    3. One thing I like about Cu Huy Ha Vu is that he didn’t really communicate well with Government, but he communicated well with all kinds of people, from the North to the South. He loves his people, no discrimination. It’s perhaps come from his artistic character, not pretending political skill. I like Le Cong Dinh even though he’s naive and failed. They “Nói những gì mình nghĩ”. Someday they will be listenned.

    Good luck.

    HaiAu

    27/01/2012 at 00:41

    • There is a misunderstanding about what you called “a huge budget was assigned to an individual”. The annual budget of Vietnam Institute for Advanced Study is about an individual research grant in the USA. It will be spent to support scientist who conduct their research project in VIASM according to strict financial rules.

      thichhoctoan

      27/01/2012 at 10:05

      • I didn’t misunderstand, just didn’t write the whole term. “Individual” here means “conductor”. This conductor has right to decide. Of course, grant management is needed. You are working in US, you know about this.
        To me, all the house, the institute and grant is helpful for you to work it out. Don’t feel sad with others’ opinion. Please focus and good luck.

        HaiAu

        28/01/2012 at 04:57

  16. Xin kính chúc giáo sư cùng gia đình một năm mới vui vẻ và hạnh phúc! Rất tâm đắc với lời bộc bạch “nói những gì mình nghĩ” và cũng rất thích những phát biểu của giáo sư về xã hội-nó chứng tỏ rằng dù giáo sư rất bận bịu công việc chuyên môn của mình vẫn không quên cái xã hội Việt đang ngổn ngang những việc cần phải làm mà hình như không kiếm ai làm được.Hy vọng giáo sư không buồn lòng vì những ai không hiểu mình mà tiếp tục ” nói những điều mình nghĩ” và đừng đóng cửa lòng mình.Có một câu hỏi nhỏ không biết giáo sư có thể giải đáp :Tại sao giáo sư lại gửi mail cho nhà văn NQL để “phân trần tình” khi thấy rõ rằng ông ta hoàn toàn “cố” hiểu sai mình như vậy? Làm sao mà bắt người khác nghĩ đúng như mình nghĩ được cũng như khi giải một bài toán có nhiều cách giải vậy.Nếu thấy không cần thiết giáo sư có thể bỏ qua câu hỏi này.Kính chào giáo sư!

    Phản biện

    27/01/2012 at 07:03

    • Theo thiển ý của em, khác với khoa học tự nhiên, khoa học xã hội không thể mang tính chân lý và không thể luôn đúng trong mọi trường hợp, với mọi đối tượng, mọi hoàn cảnh,… thế nên việc hiểu (hoặc hiểu sai) một câu nói, một bài phát biểu là điều bình thường. Ngay cả lời Thánh Nhân chưa chắc đã là chân lý với mọi người, mọi thời đại!
      Dư luận luôn là một con dao hai lưỡi. Và em cho rằng, những ai “chơi dao” thì ít nhiều phải chấp nhận những rủi ro, vì “người cầm dao” ít nhiều đã hưởng được lợi thế, còn việc sử dụng lợi thế ấy vào mục đích gì lại là một chuyện khác.
      Chỉ tiếc, một số người thường hay nhân danh điều này, điều nọ rồi có thái độ quá gay gắt, quá cực đoan, bảo vệ lập luận của mình theo kiểu sống chết như thể mang bom cảm tử… Bản thân em không thích dùng từ “phản biện” cho lắm, không nhất thiết cứ phải phản biện lại những lý luận, quan điểm của người khác, nên chăng cần đối thoại- nói lên suy nghĩ của mình và lắng nghe suy nghĩ của người khác- không nhất thiết phải đạt được tiếng nói chung, nhưng ít ra sẽ hiểu về nhau hơn…
      Kính chúc Giáo sư và gia đình sức khỏe, an khang!

      Doan Ngoc Phung

      30/01/2012 at 06:26

  17. Vì vẫn là “trẻ con” nên tranh thủ mấy ngày nghỉ tết dài lên mạng lang thang tìm “người lớn” làm chốn nương tựa mà hổng thấy, lại buâng khuâng nhớ cụ Tản Đà.

    hề hề

    27/01/2012 at 10:47

  18. rất hay, cảm ơn GS

    Xuân Thành

    27/01/2012 at 12:59

  19. Em cám ơn 2 anh ( chị ) ở page 1 đã trả lời cho em câu hỏi của em.Vì em online trên điện thoại nên không nhớ rõ tên anh ( chị ) .Em sẽ ghi nhớ để học tốt hơn ạ.

    Đỗ Quang Hưng

    28/01/2012 at 01:19

  20. Tôi nghĩ không có luận văn tiến sỹ mà là luận văn thạc sỹ (memoire) và luận án tiến sỹ (these)

    Tony

    28/01/2012 at 06:24

  21. “có một tấm lòng nhân hậu, rộng rãi”. Mẹ Bắp Cải thích nhất ý này. Cảm ơn GS.

    Trinh Khoi

    30/01/2012 at 03:40

  22. Em tặng anh tranh này, chúc anh năm mới nhiều sức khỏe và bình an: http://toeloe.tumblr.com/post/16746752304/men-tang-anh-ngo-bao-chau

    TOE

    30/01/2012 at 05:19

    • Cảm ơn bạn Toe. Hôm nay mình mới phát hiện ra món quà này.

      thichhoctoan

      25/02/2012 at 16:05

  23. Vâng, Pasternak có viết:”Ngày nọ, em ra phố và không bao giờ trở lại!”

    minh thiện

    07/02/2012 at 07:59

  24. Rất thích kiểu trả lời của GS, ngắn gọn mà chứa đựng ý nghĩa sâu sắc! Cảm ơn GS.

    dinhtrieu

    17/02/2012 at 09:47

  25. xin phép GS cho em copy bài này vào đăng trong blog của em được không? Em cảm ơn.

    dinhtrieu

    17/02/2012 at 09:50

  26. Thưa GS, nhân tiện bài viết “nói những gì mình nghĩ” của GS, em cũng xin muốn nói về suy nghĩ của em, mong GS cho em những lời khuyên.
    Em đến với toán học cũng là cơ duyên từ nhỏ, và từ đó trở đi em đã say mê toán học. Và em đã theo học toán đại học, nhưng gần đây em lại thấy mình không còn “đam mê” nữa. Có rất nhiều nguyên nhân, trong đó một nguyên nhân mà ai cũng biết là vấn đề “cơm áo gạo tiền”, và em thấy học toán có thể lấn sang các lĩnh vực khác để “kiếm cơm”. Đây lại là vấn đề nữa, vì nếu học xong có thể nhảy sang các lĩnh vực khác để mưu sinh, còn làm khoa học em nghĩ đó là một quãng đường rất xa để có thể thành công, nếu không có lòng kiên trì thì sự nghiệp có lẽ sẽ “tiêu tan”. Những vấn đề đó đã làm cho em có cảm giác “mất niềm đam mê”, nên em cảm thấy rất phiền não.
    Mong GS cho em một vài lời khuyên. Cảm ơn GS.

    ndthi

    18/02/2012 at 16:06

    • Cách duy trì sự đam mê tốt nhất là cố gắng làm một cái gì cụ thể vừa sức của mình bạn ạ.

      thichhoctoan

      19/02/2012 at 00:05

  27. “Có rất nhiều người đáng kính trọng, nhưng việc thần tượng ai đó có lẽ là không cần thiết.”. Cảm ơn GS đã nói ra !

    cuongktv

    19/02/2012 at 16:03

  28. GS nên sửa lỗi typing ở câu trả lời thứ nhất.

    cuongktv

    19/02/2012 at 16:09

  29. Xin phép GS cho phép em đăng bài này lên facebook/blog cá nhân . Cảm ơn GS.

    vanvuln

    02/05/2012 at 08:58

  30. Xin GS cho phép tôi đăng lại link này trên fb cá nhân…Chân thành cám ơn GS!

    Antony

    04/11/2012 at 03:51

  31. 11. GS ghét nhất điều gì?
    Sự hèn nhát.
    GS có thể giải thích kỹ hơn cho tôi : thế nào là sự hèn nhát ? Và GS ghét sự hèn nhát trong lãnh vực nào?

    6810

    05/02/2013 at 04:07

  32. <>

    Cháu thực sự không hiểu rõ câu trả lời này là thế nào? Tại sao lại “cứu” tiền. Người thì quan trọng hơn sách vở rồi. Nhưng sao cứu tiền mới cứu được người ak?

    Gangsti

    09/03/2013 at 18:06

  33. Hihihi, thực ra tính em rất hèn nhát ! Có vài thầy của em đều khuyên em phải can đảm lên ! Ôi sao GS lại né câu hỏi về sự cám dỗ ? Em tò mò muốn biết cái gì cám dỗ GS ghê 🙂
    GS có đọc thơ của B. Pasternak không ạ ?

    “Anh uống, như chim trời, uống đến ngất ngây
    Và những vì sao cứ từ từ trôi qua cổ họng
    Và những chú họa mi, mắt mở tròn, run rẩy
    Từng giọt lần lần rút kiệt vòm đêm”

    lan huong

    20/11/2014 at 15:04


Bình luận về bài viết này